4 nhóm bệnh ở trẻ em vào mùa hè và dấu hiệu nhận biết|ID pixel: 748877742881357

4 nhóm bệnh ở trẻ em vào mùa hè và dấu hiệu nhận biết|ID pixel: 748877742881357

Ngày đăng: 12/05/2022 08:14 PM

    Bệnh ở trẻ em vào mùa hè luôn là vấn đề mọi bố mẹ đều quan tâm. Thời tiết mùa hè là điều kiện tốt cho nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh sinh sôi. Chúng phát triển mạnh và tấn công vào hệ miễn dịch của bé.

    Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi chăm trẻ. Nếu bố mẹ biết cách chăm sóc bé chu đáo thì sẽ giúp bé phòng tránh hiệu quả các loại bệnh. Dưới đây là 4 nhóm bệnh vào mùa hè mà trẻ em thường mắc phải. Dodungtresosinh.vn cũng sẽ gợi ý những dấu hiệu nhận biết và cách phòng từng loại bệnh.

    1. Bệnh ở trẻ em vào mùa hè liên quan đến tiêu hóa

    1.1 Tiêu chảy

    Thời tiết nóng ẩm và có mưa vào mùa hè là môi trường lý tưởng cho các loại ruồi, vi khuẩn sinh sôi. Chúng phát triển mạnh và gây ra các bệnh về tiêu hóa ở trẻ đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp.

    Tiêu chảy cấp là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi, chiếm khoảng 80%.

    Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh thông qua đường phân – miệng. Có nghĩa là phân của người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống. Hoặc do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

    • Đi ngoài quá nhiều lần và liên tục
    • Phân lỏng có mùi tanh khó chịu
    • Trẻ thường quấy khóc và sốt đặc biệt vào buổi tối.

    Cách phòng bệnh cho trẻ

    • Nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không cho trẻ ăn thêm thức ăn nào khác.
    • Chú ý vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên cho trẻ. Phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ.
    • Thức ăn cho trẻ phải được chế biến hợp vệ sinh. Dụng cụ nấu ăn cần phải sạch sẽ.
    • Cho trẻ uống nhiều nước chia đều trong ngày. Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

    1.2 Bệnh tả

    Nguyên nhân trẻ hay mắc bệnh tả là do ăn uống mất vệ sinh. Và cũng có thể là do không giữ vệ sinh cá nhân cẩn thận.

    Bệnh tả là một bệnh ở trẻ em vào mùa hè thường gặp, và nó cũng có thể xảy ra ở cả người lớn. Mẹ cần chăm sóc trẻ kỹ lưỡng hơn khi mùa hè đang đến gần.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tả

    • Nôn mửa
    • Hai nhãn cầu có cảm giác sâu vào trong
    • Làn da mất đi độ đàn hồi
    • Số lần đi tiểu giảm dần
    • Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị bất tỉnh vì suy kiệt.

    Cách chữa bệnh tả ở trẻ

    Cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám hoặc cho trẻ dùng dung dịch ORS để giữ nước. Mặc dù phương pháp dùng ORS chỉ là một phần trong phương pháp điều trị. Tuy nhiên đây là một phương pháp mang lại hiệu quả tới 80-99%.

    1.3 Táo bón, đầy hơi

    Dấu hiệu của bệnh

    • Đầy hơi: Trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống. Khi bố mẹ sờ bụng trẻ thấy phình to hơn bình thường. Trẻ có thể bị trớ hoặc nôn, khó ngủ vào ban đêm.
    • Táo bón: Số lần trẻ đi đại tiện giảm. Khi đại tiện ra phân khô. Mỗi lần trẻ đi đại tiện đều gặp khó khăn. Trẻ cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn khi mắc bệnh ở trẻ em vào mùa hè.

    Cách xử lí khi trẻ bị bệnh

    • Bố mẹ hãy cho con uống thêm các loại nước uống trái cây. Trái cây bổ xung nhiều vitamin và chất xơ giúp chữa táo bón rất hiệu quả.
    • Không nên cho trẻ uống các loại nước ép từ các loại quả mọng. Cụ thể như: kiwi, dứa (trái thơm), bưởi, cam, quýt, mơ, mận, đào…
    • Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm. Giúp bé cảm thấy thư giãn, thoải mái, giảm cảm bớt khó chịu cho trẻ khi bị bệnh.
    • Tốt nhất nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu khi chào đời. Mỗi ngày mẹ nên cho bé bú từ 5-8 lần.

    2. Nhóm bệnh ở trẻ em vào mùa hè liên quan đến hô hấp

    2.1 Bệnh đường hô hấp

    Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em mùa hè được chia thành 2 loại:

    • Viêm đường hô hấp trên cấp tính
    • Viêm đường hô hấp trên mạn tính.

    Thời tiết nắng nóng, trẻ em sẽ có sở thích uống và ăn nhiều đồ lạnh, ngồi máy quạt, điều hòa,... Điều này làm đường hô hấp của trẻ dễ bị tổn thương. Dẫn đến nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp ở trẻ.

    Bệnh đường hô hấp ở trẻ là một tổ hợp bệnh: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp,...

    Triệu chứng

    Sốt, có khi kèm run, ho, hắt hơi, chảy nước muỗi,...

    Cách phòng bệnh

    • Hạn chế cho trẻ ăn và uống nhiều đồ lạnh
    • Lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ
    • Hạn chế sử dụng quạt và điều hòa liên tục
    • Không nên cho trẻ vui chơi ngoài trời quá lâu.
    • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người khác. Đặc biệt là những người có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt.

    2.2 Viêm mũi họng

    Triệu chứng

    Sốt cao, ho, hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, khàn tiếng, đau đầu…

    Trẻ em ít có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên dễ bị sốc nhiệt vào mùa hè. Đặc biệt là khi ba mẹ cho trẻ ăn và uống các đồ lạnh quá nhiều. Đồ ăn lạnh làm thay đổi nhiệt độ trong vòm họng trẻ đột ngột. Sẽ làm trẻ bị viêm họng, nặng hơn sẽ là ung thư vòm họng.

    Cách phòng bệnh

    • Tránh thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột.
    • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng thường xuyên cho trẻ.
    • Hạn chế cho trẻ ăn và uống nhiều đồ lạnh vào mùa hè .
    • Không tắm cho trẻ khi trẻ ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi mới chơi xong.
    • Bổ sung nước, rau xanh và thiết lập cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

    2.3 Cảm cúm

    Thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi tạo cơ hội tấn công của vi khuẩn đến cơ thể. Đặc biệt sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng có điều hòa và ngoài trời tạo cơ hội cho bệnh cảm cúm xuất hiện. Đây là một căn bệnh ở trẻ em vào mùa hè phổ biến thường gặp.

    Dấu hiệu bệnh cảm cúm

    Mệt mỏi, đau đầu, ho, sổ mũi, sốt nhẻ, quấy khóc,...

    Cách phòng chống cảm cúm cho trẻ

    • Chú ý về sự thay đổi nhiệt độ ở cơ thể trẻ
    • Tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể trẻ
    • Giữ vệ sinh cho bé và môi trường xung quanh bé.
    • Đưa bé đi tiêm phòng cảm cúm hàng năm. Vac xin giúp kháng lại các virus gây cảm lạnh hay virus gây hại cho hô hấp.
    • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khả năng gây kích ứng cho trẻ.

    3. Nhóm bệnh về da thường gặp ở trẻ em mùa hè

    3.1 Rôm sảy, mụn nhọt

    Khi trẻ vui chơi trong thời tiết nắng nóng rất dễ bị đổ mồ hôi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông.

    Vi khuẩn này cùng với bụi bẩn và hormone kích động liên quan đến sự phát triển của trẻ. Cộng thêm với nhiều nguyên nhân khác gây ra rôm sảy, mụn nhọt và các mẩn ngứa đỏ.

    Trẻ em mắc bệnh ở trẻ em vào mùa hè này có nguy cơ bị viêm da mãn tính. Hoặc nặng hơn còn có thể tiến triển thành viêm cầu thận cấp, rất nguy hiểm.

    Cách phòng bệnh cho trẻ

    • Thường xuyên tắm mát và vệ sinh cho trẻ. Bạn có thể sử dụng các loại lá thảo dược như lau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé.
    • Nơi ở của bé phải luôn được giữ thoáng mát. Ba mẹ cũng nhớ lau mồ hôi thường xuyên cho bé.
    • Không bôi phấn rôm trực tiếp trên da trẻ. Vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ hôi qua lỗ chân lông. Dẫn đến ứ đọng mồ hôi trên da tạo ra nhiều rôm hơn.

    3.2 Bệnh thủy đậu ở trẻ

    Bệnh thủy đậu là bệnh ở trẻ em vào mùa hè do siêu vi Varicella zoster gây ra.

    Bệnh thủy đậu sẽ gây ra các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Thủy đậu lây truyền rất nhanh khi mắc. Nó có thể lây truyền thông qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch bệnh.

    Chính vì vậy mẹ cần chăm sóc bé chu đáo tỉ mỉ hơn vào mùa hè.

    Biểu hiện bệnh thủy đậu

    • Sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,...
    • Trên da bé có thể xuất hiện những đốt ban đỏ có đường kính vài milimet. Và sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện nốt mụn bóng nước.
    • Mụn bóng nước lúc đầu sẽ chứa một chất dịch trong. Khoảng 1 ngày sau nó trở nên đục như mủ. Rồi 2-3 ngày kế tiếp thì sẽ vỡ ra, và các mụn sẽ đóng vẩy.

    Cách chữa trị thủy đậu

    • Người bệnh nên nằm trong phòng riêng, thoáng khí. Nên có ánh sáng mặt trời sẽ giúp bệnh mau khỏi. Thời gian cách ly cho trẻ khi mắc bệnh là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh. Kết thúc cách ly khi các nốt mụn nước khô vảy hoàn toàn.
    • Hạn chế gãi gây trầy xướt, vỡ mụn nước khiến da bị nhiễm trùng.
    • Tắm nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh để mụn nước bị vỡ dễ nhiễm khuẩn và có thể để lại sẹo.
    • Kiêng ăn các loại đồ nếp, tanh, đò cay nóng, chiên xào dầu mỡ,...

    3.3 Bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng là bệnh ở trẻ em vào mùa hè do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên.

    Dịch bệnh tay chân miệng một khi có người nhiễm sẽ lây lan rất nhanh. Bệnh càng khó kiểm soát hơn ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa hè .

    Nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị kịp thời khi mắc bệnh dễ gây biến chứng viêm não. Thậm chí gây tử vong. Hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng.

    Từ 6 đến 12 tiếng sau khi mắc, bệnh có thể trở nặng. Khi đó trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh. Tệ hơn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

    Biểu hiện của bệnh

    • Từ 3 – 7 ngày đầu bệnh chỉ có các biểu hiện nhẹ. Gồm có sốt nhẹ, chảy nước mắt, mỏi mệt, kém ăn, đau họng.
    • Trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng. Các vết loét xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,...
    • Tiếp theo cơ thể sẽ xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước. Đôi khi trẻ có những vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

    Cách phòng bệnh

    • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.
    • Không để trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh. hay những đồ dùng của người bệnh.

    Khi trẻ bị bệnh

    • Điều trị cho trẻ tại nhà bằng các phương pháp chườm mát hạ sốt. Giúp trẻ bù nước và chất điện giải. Bổ sung dinh dưỡng cho bé ưu tiên các thức ăn lỏng, dễ tiêu.
    • Khi bé mắc bệnh tay chân miệng cần vệ sinh thân thể cẩn thận. Chú ý không làm vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da.

    3.4 Chốc lở

    Chốc lở cũng là một bệnh ở trẻ em vào mùa hè rất phổ biến. Nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời bé có thể bị viêm hạch bạch huyết, viêm cầu thận,...

    Dấu hiệu

    Xuất hiện những bóng nước hình tròn, dẹp trên da. Sau vài giờ, bóng nước trở nên đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Thường trẻ cũng bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc.

    Phòng ngừa bệnh

    • Mẹ nên vệ sinh và cho da trẻ sạch sẽ.
    • Tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh nhưng không nên tắm quá nhiều lần.
    • Rửa sạch vùng da bị bệnh cho trẻ bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước và sau đó băng lại.
    • Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi…
    • Nên thay quần áo thường xuyên cho trẻ. Ba mẹ hãy cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu.

    4 Các bệnh nguy hiểm khác ở trẻ em

    4.1 Bệnh sởi

    Bệnh sởi là bệnh ở trẻ em vào mùa hè do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp.

    Biểu hiện bệnh

    • Ban đầu trẻ cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi.
    • Sau đó trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ dễ quấy khóc, hay hắt hơi, ho khan, sổ mũi và người lả đi.
    • Lúc phát bệnh trẻ thường sốt cao từ 39-40 độ. Thông thường có kèm theo co giật, mê sảng và phát ban nốt mụn nổi quanh người.

    Cách phòng bệnh

    • Cho trẻ tiêm vắc xin sởi. Mũi đầu tiên lúc bé được 9 tháng tuổi, mũi tiếp theo là 18 tháng.
    • Tắm cho bé sạch sẽ thường xuyên để tránh mắc phải một số bệnh về đường hô hấp.

    4.2 Viêm màng não mủ

    Bệnh viêm màng não mủ bùng phát nhiều vào mùa hè và rất nguy hiểm cho trẻ. 

    Dấu hiệu bệnh

    • Sốt cao, nôn, rối loạn tiêu hóa.
    • Trẻ kén ăn, quấy khóc,...
    • Rối loạn ý thức, đau đầu, chóng mặt.
    • Giảm hoạt động, thậm chí liệt vận động.

    Cách phòng bệnh

    • Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Nên cho trẻ tiêm từ 2 tháng đến 5 tuổi.
    • Vệ sinh thường xuyên, tắm rửa bé đúng cách.
    • Tránh các bệnh tay chân miệng, sởi, quai bị ,... phòng tránh những biến chứng bệnh này gây ra viêm màng não.

    4.3 Viêm não Nhật Bản B

    Vào mùa hè, bệnh viêm não Nhật Bản B xuất hiện do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Chúng tạo thành bệnh nhiễm khuẩn thần kinh. Đây cũng là bệnh ở trẻ em vào mùa hè thường thấy.

    Biểu hiện

    • Sốt cao, đau đầu, nôn,...
    • Rối loạn ý thức,
    • Co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng.

    Cách phòng bệnh

    • Giữ môi trường sạch sẽ, nhà ở phải luôn thoáng mát.
    • Ngủ mùng kể cả ban ngày. Phun thuốc diệt muỗi và côn trùng.
    • Tiêm phòng vaccin ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch.

     

    Trên đây là 4 nhóm bệnh ở trẻ em vào mùa hè mà bố mẹ cần phải biết. Nắm được các kiến thức này sẽ giúp ba mẹ kịp thời phát hiện và chữa trị nếu bé yêu nhà mình mắc bệnh. 

    Zalo
    Hotline